Sau một thời gian sử dụng, giày da nam thường sẽ bị ố bẩn, phai màu hoặc mốc. Mỗi loại giày da lại có cách vệ sinh khác nhau để duy trì chất lượng tốt nhất. Hãy tham khảo các phương pháp làm sạch giày da theo từng loại dưới đây để giúp đôi giày của bạn luôn sáng bóng và bền màu.
Không giống như giày vải, việc bảo quản và vệ sinh giày da đòi hỏi cần có sự tỉ mỉ, tính chính xác cao hơn. Trước khi tham khảo chi tiết các cách vệ sinh giày da tại nhà, các bạn cần lưu ý một số nguyên tắc như sau:
Không phải bất kỳ dụng cụ nào cũng phù hợp để vệ sinh giày da. Với các loại giày thông thường, chỉ cần một chiếc bàn chải bất kỳ là đủ để làm sạch vết bẩn. Tuy nhiên với giày da, việc chà bàn chải quá mạnh sẽ gây hại cho lớp da giày.
Do đó, khi vệ sinh giày da, nên chọn bàn chải đánh răng hoặc các vật dụng có đầu lông mềm. Tốt nhất, nên sử dụng bộ dụng cụ chăm sóc giày da chuyên dụng để đảm bảo giày luôn trong tình trạng tốt nhất.
Sử dụng giấy ướt để vệ sinh giày da có thể làm giày bẩn hơn, khiến da khô, vết bẩn loang lổ và gây ẩm mốc. Thay vào đó, nên dùng khăn mềm hoặc giấy khô để làm sạch vết bẩn.
Khi vệ sinh giày da, tránh phơi giày dưới ánh nắng gắt hoặc đặt gần các đồ vật có nhiệt độ cao. Điều này có thể khiến da giày bị bong tróc, ảnh hưởng đến chất lượng của giày.
Một trong những nguyên tắc quan trọng khi vệ sinh giày da là nên thường xuyên làm sạch giày. Để bụi bẩn bám quá lâu sẽ làm việc vệ sinh khó khăn hơn và giảm tuổi thọ của da giày.
Như đã đề cập, mỗi loại giày da sẽ có cách bảo quản, vệ sinh không giống nhau. Theo đó, nếu các bạn đang sở hữu 1 đôi giày tây bóng, da lộn hay da sáp,… Hãy tham khảo ngay cách vệ sinh hiệu quả dưới đây đến từ Glea
Giày da bò rất phổ biến, đặc biệt vào những ngày mưa nhờ khả năng chống thấm nước. Để làm sạch giày da bò, cần chuẩn bị một số dụng cụ sau:
+ Khăn vải cotton mềm
+ Bàn chải mềm
+ Dung dịch làm ẩm cho giày da
+ Dung dịch làm sạch vải da an toàn khác
Quy trình vệ sinh giày da bò:
+ Bước 1: Tháo dây giày, sau đó dùng khăn mềm làm sạch các vị trí bám nhiều bụi bẩn.
+ Bước 2: Sử dụng dung dịch làm sạch vải da pha loãng để vệ sinh giày. Đối với các vết bẩn cứng đầu hoặc những vị trí khó, dùng bàn chải mềm. Lưu ý không để dung dịch dính vào bên trong giày.
+ Bước 3: Làm khô giày sau khi vệ sinh.
+ Bước 4: Đánh bóng giày bằng xi sau khi làm sạch.
Giày da bóng rất dễ vệ sinh và lau chùi. Bạn có thể sử dụng khăn giấy hoặc khăn mềm thấm dung dịch để làm sạch. Đối với các vết bẩn cứng đầu, có thể thực hiện theo các bước sau:
1. Chuẩn bị: Nước lau kính chuyên dụng, sáp petroleum jelly hoặc dầu dừa, và cồn.
2. Lau giày: Thấm nước lau kính lên vải mềm và lau qua giày da bóng.
3. Xử lý vết bẩn: Dùng cồn thấm lên giấy khô và lau các vùng giày bị ố bẩn cứng đầu.
4. Dưỡng da: Thoa sáp để làm mềm giày da bóng, sau đó lau lại bằng khăn mềm.
5. Đánh bóng: Có thể đánh xi để giày trở nên bóng và mới hơn.
Nếu đôi giày tây của bạn bị bẩn, chỉ cần dùng giấm ăn lau qua giày rồi dùng khăn khô vệ sinh lại là được. Trong trường hợp giày tây bị nấm mốc, các bạn có thể tham khảo cách vệ sinh như sau:
+ Bước 1: Chuẩn bị miếng bọt biển, dung dịch diệt nấm, bàn chải mềm, xi đánh giày
+ Bước 2: Dùng miếng bọt biển thấm dung dịch việt nấm rồi lau lên giày tây
+ Bước 3: Lau lại giày bằng nước sạch rồi để giày nơi khô thoáng
+ Bước 4: Đánh lại giày tây bằng xi để tạo độ sáng bóng.
Hi vọng với các cách vệ sinh giày da và bảo quản mà Glea tổng hợp nêu trên sẽ giúp bạn đọc có thể giữ cho đôi giày luôn sáng bóng, đẹp bền theo thời gian.
Thêm vào giỏ hàng thành công!
Xem giỏ hàng